Thận yếu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng
Biên tập viên: Linh Chi
03/06/2021
Thận được coi là “bể khí”, gốc rễ của các hoạt động sống và nền móng di truyền. Khi chức năng thận suy giảm, hay còn gọi là thận yếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, thậm chí xương cốt, huyết dịch. Vậy thận yếu là gì, nguyên nhân do đâu và có cách điều trị nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thận yếu là gì?
Thận chủ về các hoạt động sinh dục, nội tiết, thực hiện nhiệm vụ đào thải chất cặn bã, độc tố, điều tiết chất điện giải, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu.
Thận yếu là tình trạng suy giảm các chức năng của tạng thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt đối với nam giới khi là nguyên nhân hàng đầu gây xuất tinh sớm, yếu sinh lý, rối loạn cương dương.
Thận yếu thường chia thành nhiều giai đoạn như:
- Giai đoạn 1: tạng thận suy giảm chức năng nhẹ, chưa có biểu hiện rõ ràng
- Giai đoạn 2: xuất hiện những tổn thương ở thận, tuy nhiên mức độ chưa nghiêm trọng
- Giai đoạn 3: Có sự suy yếu chức năng ở thận rõ ràng, xuất hiện các dấu hiệu như phù tay, chân, rối loạn tiểu tiện, lưng đau mỏi.
- Giai đoạn 4: Chức năng hoạt động của thận suy giảm nhiều, mặc dù chưa mất hoàn toàn chức năng nhưng có thể cảm nhận rõ thông qua sức khỏe.
- Giai đoạn 5: Hầu như chức năng hoạt động của thận mất đi hoàn toàn, cơ thể có nhiều triệu chứng như buồn nôn, khó thở, ngứa ngáy.
2. Phân loại thận
Theo lý luận của y học cổ truyền, khi thận yếu, thường xem xét đến các yếu tố để phân biệt là thận âm suy hay thận dương suy. Với mỗi loại “thận âm”, “thận dương” đều có những dấu hiệu nhận biết cụ thể.
- Thận âm: chủ về tinh huyết, vật chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, đủ âm khí để duy trì độ cương cứng của dương vật.
- Thận dương: chủ về hưng phấn trong cơ thể, giúp cơ thể nhanh nhẹn, tăng ham muốn, cơ thể ấm áp khỏe mạnh.
3. Triệu chứng của thận yếu
Ở giai đoạn đầu, thận yếu không có biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên qua thời gian, khi gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng này cùng lúc, rất có thể bạn đã bị suy giảm chức năng tạng thận:
- Tiểu đêm nhiều do chức năng thận suy yếu, đặc biệt tiểu đêm. Việc đi tiểu đau rát, khó chịu.
- Người mệt mỏi do hormone erythropoietin không được sản sinh, dẫn đến thiếu máu, suy nhược.
- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương do thận mất chức năng điều hòa hormone sinh dục androgen, testosterone ở nam.
- Đau lưng, đau nhức bàn chân, gót chân
- Rối loạn đường tiêu hóa như táo bón
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng như: sưng bàn chân và mắt cá chân, buồn nôn, ói mửa, ngủ không ngon giấc…
Đau lưng mỏi gối do thận yếu và cách chữa trị
4. Nguyên nhân gây thận yếu
4.1. Thừa cân, béo phì
Khi cân nặng vượt quá, mỡ vòng eo tăng sẽ khiến tích tụ mỡ trong thành mạch, cản trở sự lưu thông của dòng máu, dẫn đến máu không đến được các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Do vậy thận không thực hiện được trọn vẹn chức năng.
4.2. Do các bệnh lý nền
Thận yếu còn do một số bệnh lý nền ảnh hưởng tới chức năng tạng thận như:
- Đái tháo đường: mạch máu trong thận bị hẹp, cản trở máu lưu thông đến thận
- Sỏi thận: cản trở quá trình đào thải qua đường nước tiểu, khiến tích tụ chất độc hại trong thận, tăng nguy cơ suy thận
- Viêm bàng quang: tắc niệu quản khiến thận ứ nước, tổn thương đài bể thận
- U xơ tiền liệt tuyến
4.3. Thận yếu do lạm dụng thuốc tây
Trường hợp tương tác thuốc hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thận như:
- Các loại thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs
- Thuốc chống lợi tiểu
- Thuốc huyết áp
Thận phải hoạt động quá mức để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Một số trường hợp còn gây nhiễm độc thận, suy giảm chức năng thận.
4.4. Do lối sống không khoa học
Đây cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng thận như:
- Sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá làm giảm protein trong thận
- Không uống đủ nước, dễ tích tụ độc tố trong thận
- Người hay nhịn tiểu trong thời gian dài
- Hay ăn mặn, tăng áp lực lên hệ thống lọc máu
- Thức khuya sau 11 giờ
5. Chẩn đoán thận yếu
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ có thể lựa chọn những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng gây nên suy giảm chức năng thận.
Một số phương pháp chẩn đoán như:
- Siêu âm ổ bụng: Chẩn đoán tổng quát những bất thường của thận
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ creatinin xem có mắc bệnh thận không
- Xét nghiệm nước tiểu
- Sinh thiết thận nếu nghi ngờ thận hư
6. Điều trị thận yếu
Dựa vào chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ để đưa ra các cách điều trị thích hợp. Cụ thể:
6.1. Điều trị thận yếu theo Tây y
- Thuốc lợi tiểu: nhóm thuốc Thiazid, Furosemid
- Thuốc chống tăng huyết áp như Calci Phospho, Amlodipine, Felodipine, Atenolol…
- Thuốc chống thiếu máu: Darbe epo beta, Alpha…trong trường hợp thiếu máu
- Thuốc cân bằng acid uric: Allopurinol, Colchicin…
Lưu ý: Các loại thuốc này có thể giảm đau nhanh, hạn chế tiểu đêm ở người bệnh nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy cần tham khảo cụ thể ý kiến chuyên gia.
6.2. Chữa thận hư theo Đông y
Trong Đông y, thận yếu hay thận hư cần bồi bổ ngũ tạng, đả thông kinh mạch, đồng thời biết lúc nào thận âm hư, thận dương hư để chữa trị.
Một số bài thuốc chữa thận hư theo Đông y như:
Chữa thận yếu sinh đau lưng:
- Dùng bổ cốt chỉ sao vàng với rượu 160g, hồ đào nhục sao vàng 160g, đỗ trọng sao muối sau đó sao rượu 160g, đại táo đầu khứ ý 160g
- Đem các vị thảo dược trên sau đó tán bột
- Chia nhỏ mỗi lần 12g uống cùng rượu nóng
- Nên dùng khi bụng đói
Chữa thận hư khiến di tinh, rối loạn cương dương
- Bài thuốc 1: 16g thỏ ty tử, 12g bá tử nhân, 16g lộc giác giao, 16g thục địa, 12g bổ cốt chỉ, 12g phục thần. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Long cốt, liên tu, liên tử, khiếm thực, bạch tật lê, mẫu lệ mỗi thứ 40g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng, chia 3 lần/ngày.
Chữa thận yếu suy giảm thính lực:
- Bài 1: Hoài sơn 12g, đan vì 8g, phục linh 12g, từ thạch 12g, thục địa 16g, sơn thù nhục 8g, trạch tả 8g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống.
- Bài 2: Đương quy 12g, kỷ tử 12g, nhục quế 8g, sơn thù nhục 10g, thục địa 20g, đỗ trọng 12g, hoài sơn 12g, lộc giác giao 12g, phụ tử chế 8g, thỏ ty tử 12g. Sao khô, tán bột sau đó làm thành viên hoàn trộn mật ong. Mỗi lần dùng 2 viên (~10g) uống với nước ấm. Ngày uống 3 lần.
Chữa thận yếu gây chảy máu tử cung:
- Cách dùng: 10g bạch tật lê, 10g mẫu lệ nung chín, 10g liên tu, 10g khiếm thực, 10g liên nhục, 10g kim anh tử (bỏ hạt và lông)
- Sắc lửa nhỏ với lượng nước vừa đủ đến khi còn 1/3 thì chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang.
6.3. Chữa thận yếu bằng bài thuốc dân gian
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Đông y và thuốc tân dược, người bị chứng thận hư thận yếu giai đoạn đầu có thể áp dụng các cách chữa theo dân gian.
Một số bài thuốc chữa thận hư thận yếu tại nhà như:
- Râu ngô: đun sôi với nước trong 10 phút để uống thanh lọc cơ thể
- Đậu đen: Đậu đen ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái
- Rau ngổ: Giã nước uống hàng ngày
- Rau răm: Rau răm chắt lấy nước uống
- Đu đủ xanh: lấy 500g đu đủ xanh gọt vỏ, hấp cách thủy 30 phút cho đến khi chín sau đó ăn khi còn nóng.
- Bạch quả và hạt bí đao: lấy 5 quả bạch quả và 30g hạt bí đao đun chín, ngày uống 1 lần.
7. Phòng tránh thận yếu thận hư
Phòng tránh các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng thận yếu, đồng thời cũng bảo vệ thận của bạn tốt hơn. Do vậy, bạn nên chủ động thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt của mình bằng cách:
- Duy trì huyết áp ở mức ổn định
- Kiểm soát nồng độ cholesterol hợp lý
- Rèn luyện thể dục thể thao
- Tránh thức khuya sau 11 giờ
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế đồ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ, giàu đạm
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.
Thận yếu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do vậy bạn cần chủ động phòng tránh cho mình ngay từ bây giờ. Tham khảo thêm cá thông tin về sinh lý nam tại viganamtambinh.vn. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Phân biệt thận âm, thận dương – Kiến thức cần biết để cân bằng sức khỏe
- Bí quyết giúp quý ông bổ thận tráng dương
- Cải thiện thận yếu với “thượng dược” Sâm Nhung