Rối loạn cương dương – Những dấu hiệu hàng đầu quý ông cần biết
01/06/2021
Rối loạn cương dương khiến nam giới trở nên bất lực, làm bản lĩnh đàn ông đi xuống. Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng và hạnh phúc gia đình. Nam giới cần có hiểu biết đúng đắn về tình trạng này để có hướng điều trị hợp lý.
1/ Rối loạn cương dương là bệnh gì?
Rối loạn cương dương (còn gọi là bất lực, yếu sinh lý) chỉ tình trạng nam giới không có khả năng đạt và duy trì sự cương cứng như mong muốn trong quan hệ tình dục. Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi. Theo thống kê, có tới 50% đàn ông ở độ tuổi 65 và ¾ đàn ông ở độ tuổi 80 gặp phải tình trạng này.
Rối loạn cương dương không phải là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là bản lĩnh, niềm tin của nam giới trước phái đẹp.
2/ Những dấu hiệu hàng đầu nhận biết rối loạn cương dương
Một số biểu hiện điển hình nhận biết bản thân có đang bị “bất lực” hay không nam giới cần lưu ý như:
- Nam giới bị giảm hoặc không còn ham muốn tình dục, dương vật không cương cứng được.
- “Trên bảo dưới không nghe”. Dù còn ham muốn nhưng dương vật không có khả năng cương cứng theo ý muốn.
- Không đủ cứng để giao hợp. Gặp khó khăn trong việc đưa dương vật vào âm đạo nữ giới.
- Khó duy trì sự cương cứng: Dương vật dễ bị xìu trước lúc xuất tinh.
- Cương cứng không đúng lúc. Khi cần quan hệ tình dục thì không thể cương cứng. Nhưng trong một số trường hợp không cần thiết lại cương cứng: làm việc, lúc ngủ, tập thể dục,…
3/ Nguyên nhân gây rối loạn cương dương
Nam giới có thể bị rối loạn cương dương do 1 hoặc một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Suy giảm nồng độ nội tiết tố testosterone trong máu.
- Nguyên nhân do thần kinh: xuất hiện bệnh do viêm dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh do rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, mắc bệnh tiểu đường,… gây rối loạn đường dẫn truyền tín hiệu từ não bộ tới ngoại vi.
- Rối loạn vận chuyển mạch máu: tác động tới việc tưới máu cho dương vật hoặc thoát máu quá nhanh qua tĩnh mạch vùng dương vật.
- Trở ngại tâm lý: nhiều nam giới gặp vấn đề cương dương do tai nạn hoặc chấn động về tâm lý, tinh thần trong cuộc sống, gây nên ám ảnh, mặc cảm.
- Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn trở nên bất lực như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, lợi tiểu,…
Rối loạn cương dương có chữa khỏi được không?
4/ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Rối loạn cương dương có nguy cơ cao gặp ở những người:
- Người cao tuổi.
- Người nghiện thuốc lá, ma túy
- Người thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên chịu áp lực, stress.
- Người mắc bệnh tim, tiểu đường.
5/ Chẩn đoán
Hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh thông qua hỏi tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Tuy nhiên với những trường hợp bác sĩ nghi ngờ có nguyên nhân tiềm ẩn gây nên bệnh, có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích đo nồng độ testosterone, xác định nguyên nhân có thể dẫn đến liệt dương tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp phát hiện bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh lý khác.
- Siêu âm dương vật: Giúp tìm ra các bất thường của dương vật như: Giãn tĩnh mạch, xoắn tinh hoàn…
- Kiểm tra tâm lý: Bác sĩ đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra chứng trầm cảm hoặc các bệnh tâm lý khác có thể gây nên rối loạn cương dương.
6/ Điều trị rối loạn cương dương như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị rối loạn cương dương phái mạnh có thể tham khảo như:
6.1 Sử dụng thuốc uống
Nhằm tăng lưu lượng máu đến dương vật. Loại thuốc phổ biến được sử dụng là Thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE-5), cho hiệu quả điều trị lên tới 75% ở các trường hợp bệnh. Thuốc được dùng trước khi quan hệ tình dục khoảng 1 tiếng. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần.
6.2 Dùng thuốc tiêm
Giúp mở rộng động mạch, tăng lưu lượng máu đến dương vật. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng như choáng váng, nóng rát dương vật hoặc cương cứng quá lâu gây đau đớn. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng tiêu thuốc có thể hình thành mô sẹo.
6.3 Liệu pháp thay thế testosterone
Với những trường hợp do nồng độ testosterone thấp, nam giới có thể bổ sung loại hormone này bằng các liệu pháp thay thế. Testosterone có thể bổ sung bằng nhiều hình thức như: sử dụng miếng dán, dùng kem bôi hoặc tiêm trực tiếp vào máu. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: Rối loạn gan, tăng nguy cơ đột quỵ.
6.4 Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Bao gồm thiết bị co thắt và thiết bị hút chân không để tạo sự cương cứng cho dương vật. Tuy nhiên, những thiết bị này khá cồng kềnh và có thể gây tổn thương dương vật cũng như gây khó khăn trong việc xuất tinh.
Ngoài các phương pháp trên, người bệnh cần giữ tâm lý, cảm xúc ổn định để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương của mình.
7/ Phòng ngừa rối loạn cương dương
Nam giới cần xây dựng một lối sống lành mạnh. Một số việc bạn nên làm bao gồm:
- Có chế độ ăn uống khoa học, giàu rau xanh, vitamin.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Duy trì tập luyện thể dục đều đặn nâng cao sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe sinh lý.
- Chia sẻ với bạn đời để thấu hiểu và đồng cảm với nhau.
- Kiểm soát cảm xúc, luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời.
- Nên đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ bệnh.
Để được tư vấn thêm về tình trạng rối loạn cương dương cũng như giải pháp phòng ngừa và điều trị, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi đến hotline 0343.44.66.99, các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn. Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh sinh lý nam tại viganamtambinh.vn.
XEM THÊM:
- Thực phẩm cường dương hiệu quả – 90% phái mạnh chưa hề hay biết
- Nam giới giật mình với 5 dấu hiệu chứng minh yếu sinh lý
- Viganam Tâm Binh có tốt không? Có cải thiện rối loạn cương dương không?