Bá bệnh – Dược liệu trị “trăm bệnh” của Y học cổ truyền
Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng
Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn
05/10/2023
Bá bệnh hay còn gọi là cây Bách bệnh, là dược liệu nổi tiếng trong Y học cổ truyền, tương truyền có thể chữa trăm bệnh và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt giúp tăng cường sinh lý phái mạnh.
1. Nguồn gốc, phân bố của cây Bá bệnh
Bá bệnh tên khoa học là Eurycoma longifolia, họ Thanh thất (Simaroubaceae), phân bố chủ yếu ở Malaysia, Indonesia; ít hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ. Chúng còn có các tên gọi khác như Bách bệnh, Mật nhân, Hậu phác nam…
Hiện nay, Bá bệnh được dùng rộng rãi không chỉ ở vùng Đông Nam Á mà cả ở Tây Âu, Hoa Kỳ. Chúng được thêm vào các bài thuốc sắc hoặc chế biến dưới dạng thực phẩm bổ sung và nước uống.
2. Đặc điểm dược liệu
Bá bệnh là loại cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp. Cây có kích thước trung bình, có thể cao đến 10m, thường không phân nhánh. Lá kép lông chim, có thể dài đến 1m, cuống lá màu nâu đỏ. Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa cánh hoa nhỏ, rất mềm. Quả hạch cứng.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong bá bệnh có các thành phần hợp chất sau:
- Chất đắng trong vỏ cây: Eurycomalacton, 2. 6 dimethoxybenzoquinon
- Các alcaloid : Bao gồm carbolin và 10-dimethoxycanthin
- Hợp chất quassinoid: Longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon hay eurycomalacton …
- Hợp chất triterpen: Niloticin, piscidinol A, và hyspidron
- Một số hoạt chất khác: campestrol, β-sitosterol, eurycoinanol, 2-O-β-D-glucopyranosid, 6 – dion…
3. Sử dụng bộ phận nào của Bá bệnh để làm dược liệu?
Rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc. Ngoài ra, các bộ phận khác như lá, thân, vỏ thân, quả… đều có thể tận dụng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh.
Hướng dẫn thu hái, bảo quản: Các bộ phận như lá, quả có thể thu hái bất cứ thời điểm nào trong năm, miễn là khi quả đã chín già. Còn phần thân, rễ thu hái ở cây đã trưởng thành. Quả và lá khi lấy về đem rửa sạch, phơi khô. Còn rễ, thân, vỏ cây thì nên đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi mới phơi sấy khô. Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát.
4. Tác dụng của Bá bệnh với sức khỏe, sinh lý nam giới
Bá bệnh được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các nước Đông Nam Á. Bách bệnh có vị đắng, tính ôn, quy kinh thận, tỳ, vị. Dưới đây là những tác dụng mà dược liệu mang lại.
4.1 Hỗ trợ tăng Testosterone, tăng cường sinh lý nam giới
Theo thống kê, chỉ trong vòng 20 năm đã có trên 200 công trình nghiên cứu về tác dụng tăng cường chức năng sinh dục của cây bá bệnh.
Lý giải về công dụng đối với sức khỏe sinh lý nam, các nhà khoa học cho biết, dược liệu này có chứa các hợp chất quassinoid, triterpenoid, các alcaloid… Các hoạt chất này có tác dụng kích thích tăng sinh nội tiết tố testosterone. Đây là hormone sinh dục nam có liên hệ trực tiếp đến khả năng sinh lý của phái mạnh.
Một nghiên cứu được thực hiện cho thấy bá bệnh chứa một nhóm các peptide nhỏ là eurypeptides, làm tăng đáng kể mức độ Testosterone từ các tế bào leydig (tế bào kẽ) ở tinh hoàn. Vì vậy, sử dụng bá bệnh giúp hỗ trợ tăng ham muốn, tăng khả năng tình dục, cải thiện đời sống chăn gối, và làm chậm quá trình mãn dục nam.
4.2 Hỗ trợ tăng khả năng sinh sản ở nam giới
Nghiên cứu cho thấy sử dụng Bá bệnh giúp gia tăng tỷ lệ tinh trùng hoạt động lên 44,4%; thể tích tinh dịch tăng đến 18,2% ở cuối đợt điều trị. Điều này khẳng định dược liệu không chỉ làm chậm các dấu hiệu mãn dục nam sớm mà còn giúp cải thiện chức năng sinh sản, tăng khả năng thụ thai.
Một nghiên cứu bổ sung khác với liều 200 mg/ngày trên 75 nam giới bị vô sinh không rõ nguyên nhân. Cho kết quả tích cực đáng kể về: thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, tăng tỷ lệ hình thái tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng…
4.3 Giúp nam giới giảm mệt mỏi, phục hồi nhanh sau quan hệ
Với nam giới trung niên, tình trạng uể oải, thiếu năng lượng, đặc biệt sau khi lao động nặng nhọc hoặc quan hệ tình dục là điều không hiếm gặp. Sử dụng Bá bệnh giúp xoa dịu tình trạng nhức mỏi, cơ thể suy hao do việc hoạt động tình dục, giúp nam giới luôn cảm thấy khỏe mạnh, khoan khoái, cảm giác ham muốn tăng…
4.4 Bá bệnh hỗ trợ giảm các cơn đau do bệnh gút
Theo tài liệu từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Bá bệnh có tác dụng làm giảm đáng kể nồng độ acid uric trong huyết thanh và huyết tương ở liều 100mg, 200mg và 400mg/kg trên chuột cống và chuột nhắt; giảm axit uric máu, tăng tỷ lệ thanh thải acid uric và creatinin, đồng thời cải thiện tổn thương ở bệnh nhân bị thận.
Đặc biệt, trong thành phần Bá bệnh còn chứa hợp chất quassinoid có tác dụng ức chế sự hấp thụ của urat trong các tế bào.
Ngoài ra, theo Đông y, dược liệu này có tính mát, tác dụng vào can thận, giúp điều trị hiệu quả chứng tê buồn chân tay, giảm sưng viêm tại các khớp. D vậy, ngoài khả năng hỗ trợ tăng cường sinh lý, Bá bệnh còn hỗ trợ giảm những cơn đau do gout cấp gây nên.
4.5 Hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc duy trì dùng thuốc và các loại thảo dược hỗ trợ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Các chuyên gia y tế cho biết, bá bệnh có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào máu, đồng thời làm tăng tính nhạy cảm của insulin cũng như hoạt tính để ngăn chặn mức độ tăng đột ngột của đường huyết tốt hơn. Song song đó, chúng kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất insulin.
4.6 Một số công dụng khác của cây Bá bệnh
Ngoài những công dụng vượt trội đối với sinh lý, xương khớp…, Bá bệnh còn mang đến một số công dụng khác như:
- Giảm đau bụng, đầy hơi, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng
- Chữa chứng kiết lỵ, tiêu chảy
- Cải thiện chức năng gan mật
- Chữa ghẻ lở, chàm, nhọt ở trẻ em
- Tẩy giun ở cả người lớn và trẻ em
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới…
5. Sử dụng Bá bệnh cần lưu ý điều gì?
Bách bệnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.
- Tuyệt đối không lạm dụng bá bệnh với liều lượng vượt quá 60g/ ngày.
- Cần lựa chọn bá bệnh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không tồn dư hóa chất trong quá trình sao tẩm, phơi sấy dược liệu.
- Không dùng bá bệnh khi thấy dấu hiệu mốc, thối.
- Nước thuốc sau khi đã đun sắc chỉ nên dùng trong ngày.
- Mỗi đợt dùng bá bệnh chỉ tối đa 3 tháng. Sau đó, cần nghỉ 1 tháng rồi mới tiếp tục dùng.
- Những người đang dùng bá bệnh không nên lái xe đường dài hoặc làm những công việc chân tay nguy hiểm bởi rất dễ mất tập trung.
- Người đang dùng thuốc hạ đường huyết không dùng chung với Bá bệnh bởi có thể gây cộng hưởng thuốc dẫn đến quá liều.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tác dụng chữa yếu sinh lý của cây bá bệnh (Eurycoma Longifolia). Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy để lại comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới số hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ giải đáp.