Tiểu đêm nhiều ở nam giới – Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng
Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn
14/03/2022
Tiểu đêm nhiều là hiện tượng thường gặp ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc những bệnh lý đường tiết niệu. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
1. Tiểu đêm nhiều là gì?
Tiểu đêm nhiều ở nam giới là một trong những triệu chứng rối loạn chức năng bài tiết. Đối với những người khoẻ mạnh, lượng nước tiểu thường giảm sản xuất vào ban đêm. Điều đó cho phép hầu hết chúng ta có thể ngủ từ 6 đến 8 tiếng mà không cần phải trở dậy đi tiểu.
Tiểu đêm nhiều là khái niệm đề cập đến tần suất tiểu tiện. Theo đó, số lần đi tiểu của người bệnh lớn hơn 1 lần mỗi đêm thì được cho là tiểu đêm nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, làm suy giảm sức khoẻ mà còn khiến nam giới cảm thấy phiền toái, tự ti.
2. Nguyên nhân tiểu đêm nhiều ở nam giới
Theo các chuyên gia thận niệu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều (đa niệu về đêm) ở nam giới. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
2.1 Tiểu đêm nhiều do mắc các bệnh thần kinh
Các bệnh lý thần kinh như xơ cứng rải rác, bệnh Parkinson, hội chứng chèn ép tuỷ sống… có thể là nguyên nhân khiến sự dẫn truyền tín hiệu bài tiết bị suy giảm. Đối với những người tiểu đêm, tiểu són ở độ tuổi từ trung niên trở đi, các bệnh về thần kinh thường được nghĩ tới trong quá trình chẩn đoán bệnh.
2.2 Tiểu đêm nhiều do chức năng bàng quang suy giảm
Các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng sinh tiền liệt tuyến lành tính, bàng quang hoạt động quá mức… là những nguyên nhân chính làm giảm khả năng chứa chất lỏng và giảm sức chịu đựng của bàng quang.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang cũng có thể làm tăng nguy cơ làm giảm dung tích bộ phận chứa đựng nước tiểu. Từ đó tăng số lần đi tiểu, kể cả ban ngày và ban đêm.
2.3 Do cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu vào ban đêm
Sản xuất quá nhiều nước tiểu vào ban đêm còn được gọi là chứng đa niệu về đêm. Theo thống kê, đây là nguyên nhân gây ra khoảng 88% các trường hợp mắc chứng tiểu đêm.
Đối với 1 số người, sản xuất nước tiểu dư thừa có thể diễn ra cả ngày và đêm (đa niệu toàn thể). Tình trạng này được cho biết do chức năng thận suy giảm, do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, do sử dụng rượu, caffeine…
Tuy nhiên, với những người bị phù nề, chất lỏng tích tụ tại chân thì quá trình thay đổi tư thế khi nằm ngủ sẽ khiến chất lỏng dồn xuống phần dưới, gây hiện tượng tiểu nhiều về đêm.
2.4 Do mất ngủ
Thông thường, chúng ta hay nhắc đến tác hại của tiểu đêm là làm gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, khó vào giấc cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng tiểu đêm.
Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) làm giảm oxy cung cấp cho cơ thể. Từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone, làm tăng quá trình sản xuất nước tiểu. Ngoài ra, giấc ngủ gián đoạn khiến người bệnh cảm thấy bất an, bồn chồn. Vì vậy, họ có xu hướng nhận thấy nhu cầu đi tiểu nhiều hơn.
2.5 Tiểu đêm nhiều do chức năng thận suy giảm
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động bài tiết. Thận thực hiện nhiệm vụ đào thải chất cặn bã, độc tố, điều tiết chất điện giải, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu.
Theo quy luật tự nhiên, nam nữ bước qua tuổi trung niên, chức năng tạng thận bước vào thời kỳ suy giảm. Theo nguyên lý Y học cổ truyền, tạng Thận chủ Thủy và nhị tiện (đại tiểu tiện). Ở những người trung niên và người cao tuổi, khi tạng thận suy yếu dẫn đến rối loạn trao đổi thủy dịch, nhị tiện mất kiểm soát. Từ đó gây tiểu nhiều, tiểu đêm, thậm chí tiểu mất kiểm soát. Chứng trạng này ở người già chủ yếu là do thận dương hư yếu.
Ngoài ra, một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp… có thể gây ra hiện tượng tiểu đêm nhiều lần ở nam giới.
3. Triệu chứng đi tiểu đêm nhiều
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của của chứng tiểu đêm là người bệnh phải thức dậy đi tiểu từ 2 lần trở lên mỗi đêm. Ở những người bệnh nặng, tần suất tiểu đêm có thể lên tới 5-6 lần, thậm chí nhiều hơn mỗi đêm.
Bên cạnh biểu hiện tần suất tiểu tiện tăng, người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Phù nề tay chân, đặc biệt ở cẳng và ở bàn tay chân
- Đau lưng, mỏi gối
- Tiểu ra máu, tiểu mủ
- Nóng rát niệu đạo khi đi tiểu
- Tiểu buốt
- Căng tức phần bụng dưới…
4. Chẩn đoán tiểu đêm như thế nào?
Để tìm ra chính xác nguyên nhân gây tiểu nhiều về đêm, trong quá trình khám lâm sàng, người bệnh cần cung cấp đầy đủ những thông tin về tiền sử sức khỏe, các dạng thuốc đang dùng và tình trạng cụ thể đang gặp phải. Bác sĩ có thể yêu cầu đặt nhật ký tiểu tiện để theo dõi lượng chất lỏng nạp vào, số lần tiểu tiện…
Ngoài ra, người bệnh cần làm thêm một số thủ thuật y tế như:
- Cấy nước tiểu, xét nghiệm nước tiểu: Mục đích phát hiện vi khuẩn bất thường và đánh giá các chỉ số trong nước tiểu.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng thận và tuyến giáp, mức Cholesterone tự nhiên, phát hiện bệnh thiếu máu, tiểu đường…
- Chụp bàng quang: Đánh giá lượng nước tiểu còn lại sau khi đi vệ sinh.
- Nội soi bàng quang: Kiểm tra để phát hiện các khối u nếu có, gây chèn ép bàng quang.
- Xét nghiệm niệu động học: Kiểm tra chức năng đường tiết niệu dưới. Cụ thể là khả năng lưu trữ và đào thải nước tiểu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất:
5. Điều trị tiểu đêm bằng thuốc
Điều trị tiểu đêm bằng thuốc mang đến tác dụng tích cực, giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhanh chóng. Các nhóm thuốc thường gặp nhất trong điều trị tiểu đêm là:
- Nhóm thuốc chẹn Alpha 1: Alfuzosin, Terazosin, Tamsasmin…
- Nhóm kháng Androgen: Finasterid, Dutasteride
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Furosemide
- Nhóm an thần: Clopromazin, Haliperidol, Rotunda…
Mỗi nhóm có tác dụng khác nhau. Vì thế, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và liều lượng khuyến cáo từ chuyên gia y tế.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị tiểu đêm thường gây ra một số tác dụng phụ. Điển hình là mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể, mắt mờ, táo bón… Nếu tác dụng phụ ở mức độ nặng, cần dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.
6 Phương pháp điều trị tiểu đêm không dùng thuốc
Để hạn chế những vấn đề gặp phải khi sử dụng tây y điều trị tiểu đêm. Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng những phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc sau:
6.2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phát huy tốt tác dụng trong các trường hợp tiểu đêm do chức năng (không phải do nguyên nhân bệnh lý). Người bệnh thực hiện một số lưu ý sau:
- Uống đủ nước, không nạp quá nhiều nước và chất lỏng gây dư thừa, nhất là vào buổi tối
- Giảm ăn các thực phẩm lợi tiểu như mướp, bầu, rau cải…
- Ăn lượng thịt vừa phải
- Hạn chế ăn mặn, ăn đồ ăn cay nóng
- Không dùng hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua…
6.2.2 Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý bất ổn định, thường xuyên lo lắng, bất an cũng là nguyên nhân làm gia tăng tần suất tiểu tiện về đêm ở nam giới. Vì vậy, người bệnh cần:
- Thả lỏng tinh thần, không suy nghĩ nhiều về vấn đề tiểu tiện của mình
- Hạn chế căng thẳng dẫn đến mất ngủ
- Tập trung làm những việc khác để phân tán nhu cầu đi tiểu
6.2.3 Luyện tập những bài tập giúp giảm tiểu đêm
Các chuyên gia thận niệu khuyên bệnh nhân nên có chế độ vận động phù hợp. Thường xuyên thể dục, thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là thận và bàng quang.
Các bài tập chữa tiểu đêm hiệu quả nhất bao gồm các nhóm động tác và các bài tập Yoga.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể lực, nam giới sẽ lựa chọn những bài tập phù hợp. Bài tập Kegel luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiểu đêm. Tác dụng của chúng là tăng sức mạnh cơ sàn chậu, tăng sức chịu đựng của bàng quang. Từ đó giúp kiểm soát tốt hơn hoạt động tiểu tiện, giảm tần suất đi tiểu.
Hướng dẫn thực hiện bài tập Kegel như sau:
- Thắt chặt và giữ cơ sàn chậu trong vòng 10 giây
- Lặp lại động tác 4-5 lần liên tiếp
- Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể luyện tập các bài tập Yoga như: ngồi xổm, tư thế cây cầu, xếp hình cánh bướm…
6.2.4 Chữa tiểu đêm bằng phương pháp Đông y
Theo nguyên lý Y học cổ truyền, tiểu đêm nhiều chủ yếu do thận dương hư và bàng quang suy yếu. Vì vậy, việc điều trị phải chú trọng ôn thận bổ dương, bổ khí và làm ấm bàng quang.
Ở những người trẻ tuổi, chứng trạng nhẹ, tần suất tiểu tiện không quá nhiều thì nên chú trọng vào bổ khí, tăng cường chức năng bàng quang. Với người trung niên, người cao tuổi, biểu hiện thận dương hư rõ rệt, cần chú trọng thêm bổ thận.
Các vị thuốc được sử dụng nhiều trong bồi bổ chức năng thận, chữa tiểu đêm là: sơn thù, sâm cau, ba kích, kim tiền thảo, ích trí nhân, phá cố chỉ… Tuy nhiên, quá trình sao, sắc, chế biến các vị thảo dược khá lách cách và mất thời gian. Vì thế, khppng phải ai cũng có điều kiện để thực hiện.
6.2.5 Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay còn gọi là thực phẩm chức năng. Công dụng của những sản phẩm này là hỗ trợ tăng cường chức năng của cơ thể, tạo tinh thần thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh…
Tuy nhiên, TPBVSK không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chúng được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ưu điểm của các sản phẩm này là tiện dụng, không mất thời gian đun sắc, chế biến.
Đối với những người tiểu đêm, tiểu nhiều, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận và bàng quang. Từ đó giúp giảm tình trạng tiểu đêm. Người dùng nên lựa chọn những sản phẩm được sản xuất bởi dơn vị uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
HỖ TRỢ GIẢM TIỂU ĐÊM DO THẬN YẾU VỚI THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ VIGANAM TÂM BÌNH
TPBVSK Viganam Tâm Bình là một trong các sản phẩm hỗ trợ bổ thận tráng dương, hỗ trợ giảm tiểu đêm do thận yếu. Sản phẩm có thành phần gồm các dược liệu như: Ba kích, Dâm dương hoắc, Nhục thung dung, Sâm cau, Sơn thù, Kỷ tử, Nhân sâm, Lộc nhung và các tinh chất (Testofen từ cỏ cà ri, Hàu New Zealand…).
Bên cạnh công dụng hỗ trợ giảm tiểu đêm do thận yếu, sản phẩm còn hỗ trợ: nâng cao sức khỏe toàn thân, mạnh gân cốt, giảm đau lưng mỏi gối và hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng tiểu đêm nhiều ở nam giới và các biện pháp cải thiện. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ ngay đến số hotline 0343 44 66 99 của chúng tôi.
>>> XEM THÊM: