Ba kích – Bí quyết bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới
Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng
Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn
05/10/2023
Ba kích là dược liệu khá quen thuộc đối với các quý ông. Thông thường, rễ của chúng được ngâm rượu và sử dụng hàng ngày. Vậy, tác dụng cụ thể của Ba kích là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Giới thiệu về Ba kích
Ba kích còn có tên gọi khác là kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc… Tên tiếng Anh là Morinda officinalis. Đây là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.
Đặc điểm của dược liệu này là loài cây leo, sống lâu năm, thân mảnh và nhiều lông tơ mịn. Phiến lá thuôn dài, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím.
Hoa ba kích nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10. Cây mọc ở vùng đồi núi thấp, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
2. Bộ phận nào của Ba kích dùng để làm thuốc?
Bộ phận dùng để làm dược liệu là rễ. Đây là phần tập trung nhiều hoạt tính sinh học nhất. Tuy vậy phải mất một khoảng thời gian chờ đợi khá lâu – khoảng 3 năm thì mới có thể thu hoạch được vụ rễ đầu tiên.
Rễ Ba kích có hình trụ tròn bẹt hơi cong, nạc mập và dầy, dài ngắn không đều nhau, đường kính 1-2cm. Bề mặt màu vàng xám, sần sùi. Vỏ ngoài có vân dọc, hướng nằm ngang nứt nẻ lộ ra lõi gỗ, hình dáng trông như chuỗi ngọc, chất cứng rắn, mặt cắt không bằng phẳng, vỏ dày, dễ tách riêng khỏi lõi gỗ.
Mặt cắt vỏ màu tím nhạt, phần gỗ màu nâu vàng, không có mùi, vị ngọt, hơi chát. Loại nào thân to, mập mạp, hình chuỗi ngọc, nạc dày, sắc tím là loại tốt. Rễ phải được loại bỏ phần lõi, dùng tươi hoặc khô đều được.
3. Ba kích có tác dụng gì?
Theo Đông y, Ba kích tính hơi ôn, vị cay ngọt, lợi về kinh can thận. Vì vậy, chúng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nói chung và sinh lý nói riêng. Cụ thể là:
3.1 Ba kích giúp bổ thận tráng dương
Lý do Ba kích trở thành dược liệu quen thuộc được các quý ông săn lùng là vì chúng có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, chữa di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm…
Theo y học cổ truyền, thận là tạng phủ liên hệ mật thiết đến chức năng sinh lý của nam giới. Vì thế bổ thận là phương pháp tăng cường sinh lý từ “gốc”, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Y học hiện đại phát hiện những hoạt chất có lợi cho sinh lý nam giới trong Ba kích, điển hình là anthraglycosid. Hoạt chất này giúp tăng cường thể lực, hỗ trợ giảm rối loạn cương dương, kéo dài thời gian quan hệ.
3.2 Hỗ trợ giảm sưng, kháng viêm
Bên cạnh công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng tình dục, Ba kích còn giúp kháng viêm, giảm sưng tấy do thành phần có chứa vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh mô liên kết trong tế bào. Nhờ đó mà vết thương nhanh lành hơn.
3.3 Củng cố hệ miễn dịch
Đối với nam giới trung niên và người cao tuổi, cùng với sự lão hóa tự nhiên, hệ miễn dịch cũng suy yếu dần. Điều này khiến những tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn để gây bệnh. Việc sử dụng Ba kích giúp hỗ trợ nâng cao chức năng hệ miễn dịch do có chứa hàm lượng dồi dào các vitamin và khoáng chất.
3.4 Hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả
Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến trong công đồng với 1,13 tỷ người trên thế giới mắc phải. Bệnh diễn tiến âm thầm nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đối với những nhóm người gặp vấn đề huyết áp, có thể sử dụng Ba kích như một biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn cần điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
3.5 Giúp cường gân tráng cốt, giảm loãng xương
Một trong những chức năng của thận trong Đông y là sinh tinh ích tủy. Vì vậy, khi thận được bồi bổ, chức năng thận tốt thì xương cốt cũng dẻo dai, đỡ đau lưng mỏi gối, làm chậm quá trình loãng xương. Các bài thuốc từ Ba kích đặc biệt phát huy tác dụng ở những người đau nhức xương khớp do thận yếu.
4. Những ai không nên sử dụng Ba kích
Ba kích mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, dược liệu này chỉ phát huy tác dụng đối với những đối tượng phù hợp. Theo thầy thuốc Đông y, Ba kích không nên được sử dụng cho những nhóm sau:
- Nam giới mắc chứng khó xuất tinh, tinh trùng yếu
- Người có tiền sử mắc bệnh tim
- Người huyết áp thấp
- Bệnh nhân xơ gan, suy thận mạn tính
- Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về mắt
- Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật không dùng Ba kích
- Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, đang cho con bú…
5. Lưu ý khi sử dụng Ba kích bổ thận tráng dương
Lưu ý đầu tiên khi sử dụng Ba kích đó là dược liệu sử dụng nhất định phải qua khâu loại bỏ lõi. Phần lõi bên trong rễ chứa thành phần có tính độc. Nếu uống phải có thể gây hại cho sức khỏe. Vì thế, khi sở chế cần rút hết phần lõi.
Thứ 2, Ba kích rất ít khi dùng độc vị. Để tăng tác dụng của dược liệu, cần kết hợp với các vị thảo dược Đông y khác. Tuy nhiên, cần tham khảo chỉ dẫn của thầy thuốc. Nếu ngâm rượu, càn sử dụng rượu có độ cồn trên 40 độ. Ngoài ra, khi sử dụng Ba kích, cần kiên trì lâu dài mới có thể đạt được kết quả tốt.
Đặc biệt, có thể tham khảo sử dụng sản phẩm kết hợp Ba kích với các thành phần khác, được bào chế sẵn, dễ dàng tiện lợi khi sử dụng.
>>> XEM THÊM:
- Bí quyết tăng cường sức khỏe, duy trì bản lĩnh phái mạnh?
- Thiếu hụt Testosterone nội sinh – Nguyên nhân gây mãn dục nam giới
- Yếu sinh lý nên ăn gì và kiêng gì để lấy lại “phong độ”